I have heard that:
On one occasion the Blessed One was staying in Savatthi, at Jeta's Grove, Anathapindika's park. Now on that occasion this pernicious viewpoint (ditthigata) had arisen in the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers: "As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, those acts the Blessed One says are obstructive, when indulged in, are not genuine obstructions." A large number of monks heard, "They say that this pernicious viewpoint has arisen in the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers: 'As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, those acts the Blessed One says are obstructive, when indulged in, are not genuine obstructions.'" So they went to the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers and on arrival said to him, "Is it true, friend Arittha, that this pernicious viewpoint has arisen in you — 'As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, those acts the Blessed One says are obstructive, when indulged in, are not genuine obstructions'?"


Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì". Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: "Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì". Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau:
– Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật rằng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì"?

 

"Yes, indeed, friends. I understand the Dhamma taught by the Blessed One, and those acts the Blessed One says are obstructive, when indulged in are not genuine obstructions."



– Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, không có chướng ngại gì.

 

Then those monks, desiring to pry the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers away from that pernicious viewpoint, quizzed him back and forth and rebuked him, saying, "Don't say that, friend Arittha. Don't misrepresent the Blessed One, for it is not good to misrepresent the Blessed One. The Blessed One would not say anything like that. In many ways, friend, the Blessed One has described obstructive acts, and when indulged in they are genuine obstructions. The Blessed One has said that sensual pleasures are of little satisfaction, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to a chain of bones: of much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to a lump of flesh, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to a grass torch, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to a pit of glowing embers, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to a dream, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to borrowed goods, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to the fruits of a tree, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to a butcher's ax and chopping block, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to swords and spears, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to a snake's head: of much stress, much despair, & greater drawbacks."



Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: - "Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn".

 

1 And yet even though he was quizzed back & forth and rebuked by those monks, the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers, through stubbornness and attachment to that very same pernicious viewpoint, continued to insist, "Yes, indeed, friends. I understand the Dhamma taught by the Blessed One, and those acts the Blessed One says are obstructive, when indulged in are not genuine obstructions."


Tỷ-kheo Arittha xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: "Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, không có chướng ngại gì".

 

So when the monks were unable to pry the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers away from that pernicious viewpoint, they went to the Blessed One and on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As they were sitting there, they [told him what had happened.]



Vì các Tỷ-kheo không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

 











They [told him what had happened.]

Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: "Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
"– Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì".
Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau:
"– Thật sự là vậy. Chư Hiền, theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì.
Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
– "Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy! Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy, Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn, thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: "Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng, pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp,không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.

 

So the Blessed One told a certain monk,
-"Come, monk. In my name, call the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers, saying, 'The Teacher calls you, friend Arittha.'"



Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo khác:
– Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng: "Hiền giả Arittha, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả".

 

-"As you say, lord,"
the monk answered and, having gone to the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers, on arrival he said:
-"The Teacher calls you, friend Arittha."



– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
–" Hiền giả Arittha, bậc Đạo sư gọi Hiền giả".

 

"As you say, my friend,"
The monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers replied. Then he went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As he was sitting there, the Blessed One said to him:
-"Is it true, Arittha, that this pernicious has arisen in you — 'As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, those acts the Blessed One says are obstructive, when indulged in, are not genuine obstructions'?"



– Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:
–" Này Arittha, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu,pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp,thật sự không có chướng ngại gì"?

 

"Yes, indeed, lord. I understand the Dhamma taught by the Blessed One, and those acts the Blessed One says are obstructive, when indulged in are not genuine obstructions."



– Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.

 

"Worthless man, from whom have you understood that Dhamma taught by me in such a way? Worthless man, haven't I in many ways described obstructive acts? And when indulged in they are genuine obstructions. I have said that sensual pleasures are of little satisfaction, much stress, much despair, & greater drawbacks. I have compared sensual pleasures to a chain of bones: of much stress, much despair, & greater drawbacks. I have compared sensual pleasures to a lump of flesh... a grass torch... a pit of glowing embers... a dream... borrowed goods... the fruits of a tree... a butcher's ax and chopping block... swords and spears... a snake' head: of much stress, much despair, & greater drawbacks. But you, worthless man, through your own wrong grasp [of the Dhamma], have both misrepresented us as well as injuring yourself and accumulating much demerit for yourself, for that will lead to your long-term harm & suffering."2



Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt... được ví như bó đuốc cỏ khô... được ví như hố than hừng... được ví như cơn mộng... được ví như vật dụng cho mượn... được ví như trái cây... được ví như lò thịt... được ví như gậy nhọn... Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.

 

Then the Blessed One said to the monks:
-"What do you think, monks? Is this monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers even warm 3 in this Doctrine & Discipline?"



Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: – "Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong pháp luật này không?"

 

"How could he be, lord? No, lord."



– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được! Không thể được, bạch Thế Tôn.

 

When this was said, the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers sat silent, abashed, his shoulders drooping, his head down, brooding, at a loss for words.



Được nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng.

 

Then the Blessed One, seeing that the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers was sitting silent, abashed, his shoulders drooping, his head down, brooding, at a loss for words, said to him, "Worthless man, you will be recognized for your own pernicious viewpoint. I will cross-examine the monks on this matter."



Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng: – Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ được biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.

 

Then the Blessed One addressed the monks, "Monks, do you, too, understand the Dhamma as taught by me in the same way that the monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers does when, through his own wrong grasp, both misrepresents us as well as injuring himself and accumulating much demerit for himself?"



Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: – Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng, giống như Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?

 

"No, lord, for in many ways the Blessed One has described obstructive acts to us, and when indulged in they are genuine obstructions. The Blessed One has said that sensual pleasures are of little satisfaction, much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to a chain of bones: of much stress, much despair, & greater drawbacks. The Blessed One has compared sensual pleasures to a lump of flesh... a grass torch... a pit of glowing embers... a dream... borrowed goods... the fruits of a tree... a butcher's ax and chopping block... swords and spears... a snake' head: of much stress, much despair, & greater drawbacks."



Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp; và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn, Thế Tôn đã thuyết các dục ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như miếng thịt... được ví như bó đuốc cỏ khô... được ví như hố than hừng... được ví như cơn mộng... được ví như vật dụng cho mượn... được ví như trái cây... được ví như lò thịt... được ví như gậy nhọn... Thế Tôn đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

 

"It's good, monks, that you understand the Dhamma taught by me in this way, for in many ways I have described obstructive acts to you, and when indulged in they are genuine obstructions. I have said that sensual pleasures are of little satisfaction, much stress, much despair, & greater drawbacks. I have compared sensual pleasures to a chain of bones: of much stress, much despair, & greater drawbacks. I have compared sensual pleasures to a lump of flesh... a grass torch... a pit of glowing embers... a dream... borrowed goods... the fruits of a tree... a butcher's ax and chopping block... swords and spears... a snake' head: of much stress, much despair, & greater drawbacks. But this monk Arittha Formerly-of-the-Vulture-Killers, through his own wrong grasp [of the Dhamma], has both misrepresented us as well as injuring himself and accumulating much demerit for himself, and that will lead to this worthless man's long-term harm & suffering. For a person to indulge in sensual pleasures without sensual passion, without sensual perception, without sensual thinking: That isn't possible. 4



– Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành thay, chư Tỷ-kheo! Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp, và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương... Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt... được ví như bó đuốc cỏ khô... được ví như hố than hừng... được ví như cơn mộng... được ví như vật dụng cho mượn... được ví như trái cây... được ví như lò thịt... được ví như gậy nhọn... Ta đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Nhưng Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy. Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra, người t ó thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.

 

The Water-Snake Simile



Ví dụ con rắn

 

"Monks, there is the case where some worthless men study the Dhamma: dialogues, narratives of mixed prose and verse, explanations, verses, spontaneous exclamations, quotations, birth stories, amazing events, question & answer sessions [the earliest classifications of the Buddha's teachings]. Having studied the Dhamma, they don't ascertain the meaning (or: the purpose) of those Dhammas 5 with their discernment. Not having ascertained the meaning of those Dhammas with their discernment, they don't come to an agreement through pondering. They study the Dhamma both for attacking others and for defending themselves in debate. They don't reach the goal for which [people] study the Dhamma. Their wrong grasp of those Dhammas will lead to their long-term harm & suffering. Why is that? Because of the wrong-graspedness of the Dhammas.



Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.

 

"Suppose there were a man needing a water-snake, seeking a water-snake, wandering in search of a water-snake. He would see a large water-snake and grasp it by the coils or by the tail. The water-snake, turning around, would bite him on the hand, on the arm, or on one of his limbs, and from that cause he would suffer death or death-like suffering. Why is that? Because of the wrong-graspedness of the water-snake. In the same way, there is the case where some worthless men study the Dhamma... Having studied the Dhamma, they don't ascertain the meaning of those Dhammas with their discernment. Not having ascertained the meaning of those Dhammas with their discernment, they don't come to an agreement through pondering. They study the Dhamma both for attacking others and for defending themselves in debate. They don't reach the goal for which [people] study the Dhamma. Their wrong grasp of those Dhammas will lead to their long-term harm & suffering. Why is that? Because of the wrong-graspedness of the Dhammas.



Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể, và người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc.Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.

 

"But then there is the case where some clansmen study the Dhamma: dialogues, narratives of mixed prose and verse, explanations, verses, spontaneous exclamations, quotations, birth stories, amazing events, question & answer sessions [the earliest classifications of the Buddha's teachings]. Having studied the Dhamma, they ascertain the meaning of those Dhammas with their discernment. Having ascertained the meaning of those Dhammas with their discernment, they come to an agreement through pondering. They don't study the Dhamma either for attacking others or for defending themselves in debate. They reach the goal for which people study the Dhamma. Their right grasp of those Dhammas will lead to their long-term welfare & happiness. Why is that? Because of the right-graspedness of the Dhammas.



Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp.

 

"Suppose there were a man needing a water-snake, seeking a water-snake, wandering in search of a water-snake. He would see a large water-snake and pin it down firmly with a cleft stick. Having pinned it down firmly with a forked stick, he would grasp it firmly by the neck. Then no matter how much the water-snake might wrap its coils around his hand, his arm, or any of his limbs, he would not from that cause suffer death or death-like suffering. Why is that? Because of the right-graspedness of the water-snake. In the same way, there is the case where some clansmen study the Dhamma... Having studied the Dhamma, they ascertain the meaning of those Dhammas with their discernment. Having ascertained the meaning of those Dhammas with their discernment, they come to an agreement through pondering. They don't study the Dhamma either for attacking others or for defending themselves in debate. They reach the goal for which people study the Dhamma. Their right grasp of those Dhammas will lead to their long-term welfare & happiness. Why is that? Because of the right-graspedness of the Dhammas. 6



Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác, người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn nước vậy. Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học pháp... chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy.

 

"Therefore, monks, when you understand the meaning of my statements, that is how you should remember them. But when you don't understand the meaning of my statements, then right there you should ask me or the experienced monks.



Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức.

 

The Raft Simile



Ví dụ chiếc bè

 

"Monks, I will teach you the Dhamma compared to a raft, for the purpose of crossing over, not for the purpose of holding onto. Listen & pay close attention. I will speak."



Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

 

"As you say, lord," the monks responded to the Blessed One.



– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

 

The Blessed One said:
-"Suppose a man were traveling along a path. He would see a great expanse of water, with the near shore dubious & risky, the further shore secure & free from risk, but with neither a ferryboat nor a bridge going from this shore to the other. The thought would occur to him, 'Here is this great expanse of water, with the near shore dubious & risky, the further shore secure & free from risk, but with neither a ferryboat nor a bridge going from this shore to the other. What if I were to gather grass, twigs, branches, & leaves and, having bound them together to make a raft, were to cross over to safety on the other shore in dependence on the raft, making an effort with my hands & feet?' Then the man, having gathered grass, twigs, branches, & leaves, having bound them together to make a raft, would cross over to safety on the other shore in dependence on the raft, making an effort with his hands & feet. 7 Having crossed over to the further shore, he might think, 'How useful this raft has been to me! For it was in dependence on this raft that, making an effort with my hands & feet, I have crossed over to safety on the further shore. Why don't I, having hoisted it on my head or carrying on my back, go wherever I like?' What do you think, monks: Would the man, in doing that, be doing what should be done with the raft?"



Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó tự suy nghĩ: "Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn". Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn". Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng củ hiếc bè chăng?

 

"No, lord."



– Bạch Thế Tôn, không.

 

"And what should the man do in order to be doing what should be done with the raft? There is the case where the man, having crossed over, would think, 'How useful this raft has been to me! For it was in dependence on this raft that, making an effort with my hands & feet, I have crossed over to safety on the further shore. Why don't I, having dragged it on dry land or sinking it in the water, go wherever I like?' In doing this, he would be doing what should be done with the raft. In the same way, monks, I have taught the Dhamma compared to a raft, for the purpose of crossing over, not for the purpose of holding onto. Understanding the Dhamma as taught compared to a raft, you should let go even of Dhammas, to say nothing of non-Dhammas."



Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn". Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè.Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.

 

Six View-Positions



Sáu kiến xứ

 

"Monks, there are these six view-positions (ditthitthana). Which six? There is the case where an uninstructed, run-of-the-mill person — who has no regard for noble ones, is not well-versed or disciplined in their Dhamma; who has no regard for men of integrity, is not well-versed or disciplined in their Dhamma — assumes about form: 'This is me, this is my self, this is what I am.'



Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi",

 

"He assumes about feeling: 'This is me, this is my self, this is what I am.'



Xem cảm thọ: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"

 

"He assumes about perception: 'This is me, this is my self, this is what I am.'



Xem tưởng: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"

 

"He assumes about fabrications: 'This is me, this is my self, this is what I am.'



Xem các hành: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"

 

"He assumes about what seen, heard, sensed, cognized, attained, sought after, pondered by the intellect: 'This is me, this is my self, this is what I am.'



Xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"

 

"He assumes about the view-position — 'This cosmos is the self. 8 After death this I will be constant, permanent, eternal, not subject to change. I will stay just like that for an eternity': 'This is me, this is my self, this is what I am.'


Và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ, trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".

 

"Then there is the case where a well-instructed disciple of the noble ones — who has regard for noble ones, is well-versed & disciplined in their Dhamma; who has regard for men of integrity, is well-versed & disciplined in their Dhamma assumes about form: 'This is not me, this is not my self, this is not what I am.'



Và này chư Tỷ-kheo, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi",

 

"He assumes about feeling: 'This is not me, this is not my self, this is not what I am.'



Xem cảm thọ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"

 

"He assumes about perception: 'This is not me, this is not my self, this is not what I am.'



Xem tưởng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"

 

"He assumes about fabrications: 'This is not me, this is not my self, this is not what I am.'



Xem các hành: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"

 

"He assumes about what seen, heard, sensed, cognized, attained, sought after, pondered by the intellect: 'This is not me, this is not my self, this is not what I am.'



Xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"

 

"He assumes about the view-position — 'This cosmos is the self. After death this I will be constant, permanent, eternal, not subject to change. I will stay just like that for an eternity': 'This is not me, this is not my self, this is not what I am.'



Và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"

 

"Seeing thus, he is not agitated over what is not present." 9



Vị này do quán sát như vậy, đối với sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn.

 

When this was said, a certain monk said to the Blessed One, "Lord, might there be agitation over what is externally not present?"



Được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?

 

"There might, monk," the Blessed One said. "There is the case where someone thinks, 'O, it was mine! O, what was mine is not! O, may it be mine! O, I don't obtain it!' He grieves & is tormented, weeps, beats his breast, & grows delirious. It's thus that there is agitation over what is externally not present."



Thế Tôn đáp: – Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy". Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy, có cái không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.

 

"But, lord, might there be non-agitation over what is externally not present?"



– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?

 

"There might, monk," the Blessed One said. "There is the case where someone doesn't think, 'O, it was mine! O, what was mine is not! O, may it be mine! O, I don't obtain it!' He doesn't grieve, isn't tormented, doesn't weep, beat his breast, or grow delirious. It's thus that there is non-agitation over what is externally not present."



Thế Tôn đáp: – Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người không nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy". Người đó không sầu muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Như vậy, này Tỷ-kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền muộn.

 

Agitation & Non-Agitation



Lo âu phiền muộn & Không lo âu phiền muộn

 

"But, lord, might there be agitation over what is internally not present?"



– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?

 

"There might, monk," the Blessed One said. "There is the case where someone has this view: 'This cosmos is the self. After death this I will be constant, permanent, eternal, not subject to change. I will stay just like that for an eternity.' He hears a Tathagata or a Tathagata's disciple teaching the Dhamma for the elimination of all view-positions, determinations, biases, inclinations, & obsessions; for the stilling of all fabrications; for the relinquishing of all acquisitions; the ending of craving; dispassion; cessation; Unbinding. The thought occurs to him, 'So it might be that I will be annihilated! So it might be that I will perish! So it might be that I will not exist!' He grieves & is tormented, weeps, beats his breast, & grows delirious. It's thus that there is agitation over what is internally not present."



Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người có (tà) kiến như sau: "Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Người đó có thể nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại". Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn.

 

"But, lord, might there be non-agitation over what is internally not present?"



– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?

 

"There might, monk," the Blessed One said. "There is the case where someone doesn't have this view: 'This cosmos is the self. After death this I will be constant, permanent, eternal, not subject to change. I will stay just like that for an eternity.' He hears a Tathagata or a Tathagata's disciple teaching the Dhamma for the elimination of all view-positions, determinations, biases, inclinations, & obsessions; for the stilling of all fabrications; for the relinquishing of all acquisitions; the ending of craving; dispassion; cessation; Unbinding. The thought doesn't occur to him, 'So it might be that I will be annihilated! So it might be that I will perish! So it might be that I will not exist!' He doesn't grieve, isn't tormented, doesn't weep, beat his breast, or grow delirious. It's thus that there is non-agitation over what is internally not present."



Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người không có (tà) kiến như sau: "Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chi mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Vị ấy không nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại". Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.

 

Abandoning Possessions & Views



Đoạn trừ Hữu & Kiến

 

"Monks, you would do well to possess that possession, the possession of which would be constant, permanent, eternal, not subject to change, that would stay just like that for an eternity. But do you see that possession, the possession of which would be constant, permanent, eternal, not subject to change, that would stay just like that for an eternity?"



Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không? Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?

 

-"No, lord."


– Bạch Thế Tôn, không.

 

"Very good, monks. I, too, do not envision a possession, the possession of which would be constant, permanent, eternal, not subject to change, that would stay just like that for an eternity.



Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi.

 

"Monks, you would do well to cling to that clinging to a doctrine of self, clinging to which there would not arise sorrow, lamentation, pain, grief, & despair. But do you see a clinging to a doctrine of self, clinging to which there would not arise sorrow, lamentation, pain, grief, & despair?"



Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

 

"No, lord."



– Bạch Thế Tôn không.

 

"Very good, monks. I, too, do not envision a clinging to a doctrine of self, clinging to which there would not arise sorrow, lamentation, pain, grief, & despair.



"Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não."

 

"Monks, you would do well to depend on a view-dependency (ditthi-nissaya), depending on which there would not arise sorrow, lamentation, pain, grief, & despair. But do you see a view-dependency, depending on which there would not arise sorrow, lamentation, pain, grief, & despair?"



Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

 

"No, lord."



– Bạch Thế Tôn, không.

 

"Very good, monks. I, too, do not envision a view-dependency, depending on which there would not arise sorrow, lamentation, pain, grief, & despair.



" Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não."

 

"Monks, where there is a self, would there be [the thought,] 'belonging to my self'?"



Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?

 

"Yes, lord."



– Bạch Thế Tôn, có.

 

"Or, monks, where there is what belongs to self, would there be [the thought,] 'my self'?"



Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã của tôi không?

 

"Yes, lord."



– Bạch Thế Tôn, có.

 

"Monks, where a self or what belongs to self are not pinned down as a truth or reality, then the view-position — 'This cosmos is the self. After death this I will be constant, permanent, eternal, not subject to change. I will stay just like that for an eternity' — Isn't it utterly & completely a fool's teaching?"



Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: "Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?

 

"What else could it be, lord? It's utterly & completely a fool's teaching."



– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!

 

"What do you think, monks — Is form constant or inconstant?"
-"Inconstant, lord."
-"And is that which is inconstant easeful or stressful?"
-"Stressful, lord."
-"And is it fitting to regard what is inconstant, stressful, subject to change as: 'This is mine. This is my self. This is what I am'?"



– Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

 

"No, lord."


– Bạch Thế Tôn, không.

 

-"What do you think, monks —Is feeling constant or inconstant?"
-"Inconstant, lord."
-"And is that which is inconstant easeful or stressful?"
-"Stressful, lord."
-"And is it fitting to regard what is inconstant, stressful, subject to change as: 'This is mine. This is my self. This is what I am'?"



– Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

 

-"What do you think, monks —Is perception constant or inconstant?"
-"Inconstant, lord."
-"And is that which is inconstant easeful or stressful?"
-"Stressful, lord."
-"And is it fitting to regard what is inconstant, stressful, subject to change as: 'This is mine. This is my self. This is what I am'?"



– Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

 

-"What do you think, monks —Are fabrications constant or inconstant?"
-"Inconstant, lord."
-"And is that which is inconstant easeful or stressful?"
-"Stressful, lord."
-"And is it fitting to regard what is inconstant, stressful, subject to change as: 'This is mine. This is my self. This is what I am'?"



– Chư Tỷ-kheo, các hành là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

 

-"What do you think, monks — Is consciousness constant or inconstant?"
-"Inconstant, lord."
-"And is that which is inconstant easeful or stressful?"
-"Stressful, lord."
-"And is it fitting to regard what is inconstant, stressful, subject to change as: 'This is mine. This is my self. This is what I am'?"



– Chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

 

"No, lord."



– Bạch Thế Tôn, không.

 

"Thus, monks, any form whatsoever that is past, future, or present; internal or external; blatant or subtle; common or sublime; far or near: every form is to be seen as it actually is with right discernment as: 'This is not mine. This is not my self. This is not what I am.'



Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ các pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

 

"Any feeling whatsoever that is past, future, or present; internal or external; blatant or subtle; common or sublime; far or near: every form is to be seen as it actually is with right discernment as: 'This is not mine. This is not my self. This is not what I am.'



Bất cứ cảm thọ nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

 

"Any perception whatsoever that is past, future, or present; internal or external; blatant or subtle; common or sublime; far or near: every form is to be seen as it actually is with right discernment as: 'This is not mine. This is not my self. This is not what I am.'



Bất cứ tưởng nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

 

"Any fabrications whatsoever that is past, future, or present; internal or external; blatant or subtle; common or sublime; far or near: every form is to be seen as it actually is with right discernment as: 'This is not mine. This is not my self. This is not what I am.'



Bất cứ hành nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

 

"Any consciousness whatsoever that is past, future, or present; internal or external; blatant or subtle; common or sublime; far or near: every consciousness is to be seen as it actually is with right discernment as: 'This is not mine. This is not my self. This is not what I am.'



Bất cứ thức nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

 

"Seeing thus, the instructed disciple of the noble ones grows disenchanted with form, disenchanted with feeling, disenchanted with perception, disenchanted with fabrications, disenchanted with consciousness. Disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion, he is fully released. With full release, there is the knowledge, 'Fully released.' He discerns that 'Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.'



Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị Đa văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức, do yểm ly nên ly tham, do ly tham, nên được giải thoát, trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác".

 

"This, monks, is called a monk whose cross-bar is thrown off, 10 whose moat is filled in, whose pillar is pulled out, whose bolt is withdrawn, a noble one with banner lowered, burden placed down, unfettered.



Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

 

"And how is a monk one whose cross-bar is thrown off? There is the case where a monk's ignorance is abandoned, its root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. This is how a monk is one whose cross-bar is thrown off.



Và thế nào là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, là đã đoạn trừ vô minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại.

 

"And how is a monk one whose moat is filled in? There is the case where a monk's wandering-on to birth, leading on to further-becoming, is abandoned, its root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. This is how a monk is one whose moat is filled in.



Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã lấp đầy các thông hào? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã lấp đầy thông hào.

 

"And how is a monk one whose pillar is pulled out? There is the case where a monk's craving is abandoned, its root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. This is how a monk is one whose pillar is pulled out.



Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ khát ái, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ.

 

"And how is a monk one whose bolt is withdrawn? There is the case where a monk's five lower fetters are abandoned, their root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. This is how a monk is one whose bolt is withdrawn.



Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa.

 

"And how is a monk a noble one with banner lowered, burden placed down, unfettered? There is the case where a monk's conceit 'I am' is abandoned, its root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. This is how a monk is a noble one with banner lowered, burden placed down, unfettered.



Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

 

"And when the devas, together with Indra, the Brahmas, & Pajapati, search for the monk whose mind is thus released, they cannot find that 'The consciousness of the one truly gone (tathagata) 11 is dependent on this.' Why is that? The one truly gone is untraceable even in the here & now. 12



Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Đế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ rằng: "Y ở đây, có thức của Như Lai". Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết".

 

"Speaking in this way, teaching in this way, I have been erroneously, vainly, falsely, unfactually misrepresented by some brahmans and contemplatives [who say], 'Gotama the contemplative is one who misleads. He declares the annihilation, destruction, extermination of the existing being.' But as I am not that, as I do not say that, so I have erroneously, vainly, falsely, unfactually misrepresented by those venerable brahmans and contemplatives [who say], 'Gotama the contemplative is one who misleads. He declares the annihilation, destruction, extermination of the existing being.' 13



Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: "Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình". Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: "Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình".

 

"Both formerly and now, monks, I declare only stress and the cessation of stress. 14 And if others insult, abuse, taunt, bother, & harass the Tathagata for that, he feels no hatred, no resentment, no dissatisfaction of heart because of that. And if others honor, respect, revere, & venerate the Tathagata for that, he feels no joy, no happiness, no elation of heart because of that. And if others honor, respect, revere, & venerate the Tathagata for that, he thinks, 'They do me such service at this that has already been comprehended.' 15



Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú. Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: "Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm".

 

"Therefore, monks, if others insult, abuse, taunt, bother, & harass you as well, you should feel no hatred, no resentment, no dissatisfaction of heart because of that. And if others honor, respect, revere, & venerate you as well, you should feel no joy, no gladness, no elation of heart because of that. And if others honor, respect, revere, & venerate you, you should think, 'They do us 16 such service at this that has already been comprehended.'



Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: "Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm".

 

"Therefore, monks, whatever isn't yours: Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness. And what isn't yours?
-Form (body) isn't yours: Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.
-Feeling isn't yours: Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.

-Perception isn't yours : Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.

-Thought fabrications isn't yours :Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.


-Consciousness isn't yours: Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.



Do vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
-Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
-Chư Tỷ-kheo, thọ không phải của các Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
-Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
-Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
-Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

 

"What do you think, monks: If a person were to gather or burn or do as he likes with the grass, twigs, branches & leaves here in Jeta's Grove, would the thought occur to you, 'It's us that this person is gathering, burning, or doing with as he likes'?"



Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn, các Ông có nghĩ chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta tùy theo ý muốn?

 

"No, lord. Why is that? Because those things are not our self, nor do they belong to our self."



– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của ngã.

 

"Even so, monks, whatever isn't yours: Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness. And what isn't yours?
-Form (body) isn't yours: Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.
-Feeling isn't yours: Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.

-Perception isn't yours : Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.

-Thought fabrications isn't yours :Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.


-Consciousness isn't yours: Let go of it. Your letting go of it will be for your long-term welfare & happiness.



Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải củ ác Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
-Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
-Chư Tỷ-kheo, thọ không phải của các Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
-Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
-Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
-Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

 

The Well-Proclaimed Dhamma



Pháp khéo giảng

 

"The Dhamma thus well-proclaimed by me is clear, open, evident, stripped of rags. In the Dhamma thus well-proclaimed by me — clear, open, evident, stripped of rags — there is for those monks who are arahants — whose mental effluents are ended, who have reached fulfillment, done the task, laid down the burden, attained the true goal, totally destroyed the fetter of becoming, and who are released through right gnosis — no (future) cycle for manifestation. This is how the Dhamma well-proclaimed by me is clear, open, evident, stripped of rags. 17



Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ.

 

"In the Dhamma thus well-proclaimed by me — clear, open, evident, stripped of rags — those monks who have abandoned the five lower fetters are all due to be reborn [in the Pure Abodes], there to be totally unbound, never again to return from that world. This is how the Dhamma well-proclaimed by me is clear, open, evident, stripped of rags.



Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vãi quấn cũ.

 

"In the Dhamma thus well-proclaimed by me — clear, open, evident, stripped of rags — those monks who have abandoned the three fetters, with the attenuation of passion, aversion, & delusion, are all once-returners who, on returning only one more time to this world, will make an ending to stress. This is how the Dhamma well-proclaimed by me is clear, open, evident, stripped of rags.



Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vãi quấn cũ.

 

"In the Dhamma thus well-proclaimed by me — clear, open, evident, stripped of rags — those monks who have abandoned the three fetters, are all stream-winners, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening. This is how the Dhamma well-proclaimed by me is clear, open, evident, stripped of rags.



Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ

 

"In the Dhamma thus well-proclaimed by me — clear, open, evident, stripped of rags — those monks who are Dhamma-followers and conviction-followers 18 are all headed for self-awakening. This is how the Dhamma well-proclaimed by me is clear, open, evident, stripped of rags.



Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác, chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ khỏi các vải quấn cũ.

 

"In the Dhamma thus well-proclaimed by me — clear, open, evident, stripped of rags — those monks who have a [sufficient] measure of conviction in me, a [sufficient] measure of love for me, are all headed for heaven. This is how the Dhamma well-proclaimed by me is clear, open, evident, stripped of rags."



Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.

 

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words.



Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Notes

1. The first seven of these comparisons are treated in detail in MN 54. The simile of the butcher's ax and chopping block is mentioned in MN 23, the simile of swords and spears in SN 5.1, and the simile of the snake's head in Sn 4.1.

2. Apart from a few minor details, this story up to this point is identical with the origin story for Pacittiya 68 and the origin story for the rules concerning the act of banishment given in Cullavagga (Cv) I.32.1-3. Arittha was the first monk to be banished from the Sangha. Cv I.34 reports that, instead of making an effort to mend his ways so that the act of banishment might be rescinded, he simply disrobed.

3. The image here is apparently that of trying to start a fire with the friction of a fire stick. Arittha hasn't even been able to create any warmth, much less the spark of insight that would create light.

4. According to the Commentary, "indulge in sensual pleasures" here means indulging in sexual intercourse; the Sub-commentary adds that other acts expressing sexual desire — such as hugging and petting — should be included under this phrase as well.

5. The Pali switches from the singular (Dhamma) to the plural (Dhammas) here. This is one of the few discourses that uses the plural form to mean "teachings" rather than "phenomena." This same use of "Dhammas" to mean "teachings" reoccurs in the raft simile, below.

6. These last two sentences are missing in The Middle Length Discourses of the Buddha but are present in The Middle Length Sayings.

7. According to SN 35.197: "The great expanse of water stands for the fourfold flood: the flood of sensuality, the flood of becoming, the flood of views, & the flood of ignorance. The near shore, dubious & risky, stands for self-identity. The further shore, secure and free from risk, stands for Unbinding. The raft stands for just this noble eightfold path: right view...right concentration. Making an effort with hands & feet stands for the arousing of persistence."

8. The Pali here reads, so loko so atta. The translation given here follows the interpretation of Nyanaponika Thera in his translation of this discourse. Bhikkhu Bodhi, in his notes to the translation of this discourse in The Middle Length Discourses of the Buddha, calls this interpretation hypothetical, and instead suggests that this phrase indicates the Sankhya theory of the changeless "person" as opposed to unchanging "nature." However, in his later translation of SN 22.81, which contains an identical passage, he adopts Nyanaponika's interpretation as well.

9. On non-agitation, see MN 138 and MN 140.

10. See Dhp 398.

11. The term "tathagata" is often, but not always, reserved for the Buddha. Sometimes, as in the case here, it is used to refer to the arahant.

12. See SN 22.85 and SN 22.86. Also, compare Dhp 92-93.

13. Annihilationism is one of the two extremes of wrong view criticized most heavily by the Buddha (the other is eternalism, as represented by the sixth of the six view-positions). Some interpreters, citing this passage, have tried to limit the meaning of annihilationism simply to the idea of the annihilation of an existing being. The teaching that there is no self, they then argue, does not count as annihilationism because there is no self to be annihilated. This interpretation ignores SN 44.10, which counts the statement "there is no self" as siding with annihilationism.

As for the term, "existing being": SN 22.36 and SN 23.2 state that a being is defined by his/her/its objects of clinging. SN 5.10 indicates that one of the ways of overcoming clinging is to focus on how the concept of "being" arises, without assuming the truth of the concept. And as MN 72, SN 22.85, and SN 22.86 maintain, when clinging is gone, one is called not a being but a tathagata — who, freed from clinging, cannot be classified as or identified with anything at all.

14. Some have suggested, citing SN 12.15, that this passage means that there are only two things happening in reality: stress and the cessation of stress. However, in the context of SN 22.86, where this statement also occurs, it clearly means simply that the Buddha is selective in the topics he chooses to address. In that discourse, he is refusing to take a stand on questions regarding the ontological status of the Tathagata after death. Here he is refusing to take a stand on the related question of the status of the "existing being" (see note 13). In every case, the Buddha chooses to take a stand only on questions where the process of answering would be conducive to Awakening. On this point, see MN 63 and SN 56.31.

15. According to the Commentary, "this" here refers to the five aggregates. As SN 22.23 points out, "comprehension" means the ending of passion, aversion, and delusion with regard to the object comprehended. In other words, the Buddha sees that the honor and respect he receives is aimed at the five aggregates; because he has no passion, aversion, or delusion with regard to those aggregates, he is not overjoyed by any honor paid to them.

16. The Thai edition of the Pali canon has the word "us" here, whereas the Burmese, Sinhalese, and PTS editions have "me."

17. This last sentence is missing from this paragraph and all the following paragraphs both in The Middle Length Discourses of the Buddha (Bhikkhu Ñanamoli and Bhikkhu Bodhi, trans.; Boston: Wisdom Publications, 1995) and in The Middle Length Sayings (3 vols.; I.B. Horner, trans.; Oxford: Pali Text Society, 1954-1959).

18. Dhamma-followers and conviction-followers are apparently those who are following the path to stream-entry but have yet to reach the fruit of stream-entry.